Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gỗ cẩm khác nhau, chính vì vậy mà không ít người nhầm lẫn và gặp khó khăn khi phân biệt những loại gỗ cẩm, đến với bài viết này, với những điểm đặc chưng của những loại gỗ sẽ giúp bạn có kinh nghiệm tốt nhất khi phân biệt chúng.
1. Gỗ cẩm:
- Gỗ cẩm là một loại gỗ có rất đông họ hàng như : gỗ cẩm lai, cẩm thị, cẩm chỉ, cẩm sừng...rất nhiều loại gỗ cẩm khác nhau phân phố theo từng vùng miền.
- Đã là gỗ cẩm thì loại gỗ nào cũng cứng và chắc, toàn thân gỗ đều có những đường vân nhỏ
- Lá gỗ cẩm có hình dáng giống lá phượng nhưng lớn hơn
2. Các loại gỗ cẩm:
- Cây gỗ cẩm lai :cẩm lai là loại cây mà giá trị gỗ được xếp vào hạng cao nhất của các loại gỗ cẩm, cẩm lai thuộc nhóm cây họ đậu, phân bố ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam như: ĐăkLăk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Nai. Gỗ cẩm lai là loại gỗ có tốt độ sinh trưởng chậm, phù hợp với những nơi đất ẩm ven sông suối hay đồng bằng. hiện nay gỗ cẩm lai còn rất ít cây lớn trong tự nhiên
Cây gỗ cẩm thị: Tại Việt Nam, cây gỗ cẩm thị được phân bố ở các tỉnh như Tây Nguyên, Khánh Hòa, Phan Rang. Ở Cam Rang gỗ cẩm thị được đánh giá rất cao không chỉ ở chất lượng mà còn ở tính thẩm mĩ.
Gỗ cẩm chỉ (hay còn gọi cẩm vàng): là một trong những loại gỗ có vân gỗ rất đẹp, đúng như cái tên của nó, gỗ cẩm chỉ có những đường vân chạy dọc thân cây nên được người dân gắn cho cái tên là cẩm chỉ, trên thị trường hiện nay, gỗ cẩm chỉ có mức giá trung bình nên được sử dụng rất nhiều trong thiết kế những sản phẩm nội thất, những sản phẩm từ gỗ cẩm thị rất phù hợp với những gia đình có điều kiện kinh tế vừa phải.
Gỗ cẩm sừng ( hay còn gọi cẩm thối) : Gỗ cẩm sừng có màu đen sẩm tương tự nhưng gỗ mun sừng hay hương sừng tựa như sừng, gỗ này có mùi thum thủm một mùi rất khác biệt với những loại gỗ cẩm khác.